Công nghệ Ray Tracing là gì? Các đặc điểm của công nghệ này

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HCOM KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH
HCOM CHUYÊN PHÂN PHỐI LẮP ĐẶT MÀN HÌNH LED, MÀN HÌNH GHÉP TRÊN TOÀN QUỐC
HOTLINE: 0904.589.255 (HỖ TRỢ 24/7)

Những người đam mê phim ảnh và công nghệ thì không còn xa lạ với công nghệ Ray Tracing. Nhờ có công nghệ này mà rất nhiều các sản phẩm Card đồ hoạ được cộng đồng săn đón. Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công nghệ Ray Tracing là gì và các đặc điểm của công nghệ này trên màn hình hiển thị.

Công nghệ Ray Tracing
Công nghệ Ray Tracing

Công nghệ Ray Tracing là gì?

Ray Tracing là công nghệ hỗ trợ việc cải thiện chất lượng ánh sáng trong môi trường 3D. Ray Tracing cố gắng mô phỏng cách thức ánh sáng hoạt động trong thế giới thực. Thay vì tạo ra ánh sáng được thiết kế sẵn cho các cảnh, Ray Tracing lần theo dấu vết của ánh sáng mô phỏng, đúng hơn là hàng triệu đèn mô phỏng hay photon. Ánh sáng bật ra khỏi các vật thể khi nó di chuyển và tương tác với các thuộc tính của vật thể. Ví dụ, nếu ánh sáng bật ra từ một bề mặt màu xanh lá cây bóng loáng, màu sắc của nó có thể thay đổi.

nguyên lý công nghệ Ray Tracing
nguyên lý công nghệ Ray Tracing

Đặc điểm của công nghệ Ray Tracing

Chiếu sáng tổng thể (Global Illumination):

  • Với Ray Tracing, tính năng này mang lại khả năng phản xạ ánh sáng của bề mặt vật liệu vào môi trường xung quanh và tạo ra một môi trường tổng thể. Nó đòi hỏi nhiều phần cứng để xử lý rất nhiều tia hoạt động hỗn loạn dội lại và phân tán ra khỏi bề mặt của vật liệu.

Đổ bóng:

  • Bản vẽ 2D tối “bán trong suốt” được xây dựng và xuất hiện trên bề mặt bóng mờ song song với chuyển động của các đối tượng trong cảnh.Nhưng đối với những khu vực có quá nhiều nguồn sáng hoặc ánh sáng động chập chờn như đèn pin thì sẽ tạo cảm giác trơ bóng, thiếu chân thực. Khi áp dụng bóng theo tia, RT Cores sẽ phát hiện tất cả các nguồn ánh sáng hiện diện trên màn hình để xác định sự che khuất của các đối tượng so với nguồn sáng, tạo ra các phần bị bóng mờ rõ nét của đối tượng. Màu sắc và hướng tương tác hầu như tuân theo các quy luật vật lý, tạo ra hiệu ứng đổ bóng tự nhiên nhất.

Đổ bóng môi trường:

  • Hiểu đơn giản đây là một thuật toán dựng hình có tác dụng phơi và tô bóng các đối tượng riêng biệt nhằm tạo ra độ nổi cho các đối tượng. Với tính năng dò tia, các điểm ảnh được tô bóng theo tính toán luồng quang học của lõi Ray Tracing, khi được hiển thị với luồng quang động, sẽ cung cấp vùng bóng mờ tự nhiên và chân thực hơn.

Phản xạ ánh sáng:

  • Với phương pháp truyền thống, hiệu ứng ánh sáng tạo ra đôi khi có thể trông gượng gạo, thiếu sức sống, hiệu ứng đèn flash chỉ có thể phát ra ánh sáng tại chỗ chứ không phát ra môi trường xung quanh. Ray Traced Emissive Lighting giúp mô phỏng chùm ánh sáng nhỏ với cường độ ánh sáng khác nhau và ảnh hưởng của chúng đến môi trường xung quanh. Ánh sáng này sẽ tương tác với môi trường xung quanh, tạo ra hiệu ứng chân thực và ấn tượng.

Phản chiếu (Reflection):

  • Thông thường, hình ảnh phản chiếu trên tường, gương, vũng nước, cửa sổ,… trong các trò chơi điện tử là đồ họa 2D được vẽ sẵn để tạo ảo giác phản chiếu, thay vì thực sự thay đổi theo môi trường bên ngoài. Khi phản xạ theo tia được áp dụng, lõi Ray Tracing chiếu các tia từ nguồn sáng theo dõi lên bề mặt vật liệu, sau đó tính toán các ánh sáng này cho lõi CUDA để tạo ra phản xạ theo thời gian thực và kết quả được hình ảnh phản chiếu trên bề mặt phù hợp với hình ảnh động của môi trường bên ngoài.

Nếu bạn đang có nhu cầu triển khai các dự án về hiển thị  hãy liên hệ ngay với HCOM đơn vị phân phối, thiết kế thi công Màn hình ghép, màn hình LED, bộ điều khiển hình ảnh, và phụ kiện chính hãng, uy tín nhất tại Việt Nam

0904.633.569