Sự khác biệt giữa công nghệ màn hình ghép LED và màn hình ghép LCD

 

Màn hình ghép LCD và công nghệ màn hình ghép LED hiện nay đang là những sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức hoặc các cá nhân trong việc phát triển quảng cáo đưa hình ảnh, sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp tới người tiêu dùng để họ biết tới. Ngoài ra các buổi họp, hội thảo, họp trực tuyến… của các tổ chức chính phủ màn hình LCD và màn hình LED cũng là một phần không thể thiếu, mang tới sự thành công và tiện lợi cho buổi họp.

Vậy màn hình LED và màn hình LCD khác nhau như thế nào? hãy cùng HCOM tìm hiểu để lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp nhất.

Giới thiệu về công nghệ màn hình ghép LED và LCD

Công nghệ màn hình ghép LED là gì?

Màn hình LED là một loại màn hình sử dụng công nghệ đi-ốt phát quang (LED tự phát sáng) làm điểm ảnh do đó không cần đèn nền. Mỗi điểm ảnh của màn hình LED sẽ bao gồm 3 đi-ốt phát quang có màu cơ bản là RGB. Các đi-ốt phát quang sẽ được liên kết với nhau để tạo thành một tấm màn hình LED nhỏ, các tấm màn hình LED nhỏ sẽ được ghép với nhau để tạo thành màn hình LED lớn.

Màn hình ghép led
Màn hình ghép led

Màn hình LCD là gì?

Màn hình ghép LCD (màn hình tinh thể lỏng LCD) là một loại công nghệ màn hình sử dụng các điểm ảnh có chứa tinh thể lỏng và các tinh thể lỏng này có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng. Do đó, chúng cũng có thể thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Nói một cách dễ hiểu hơn thì màn hình LCD chính là công nghệ dùng đèn nền để tạo ánh sáng chứ không tự phát sáng được.

Điểm khác nhau giữ công nghệ màn hình ghép LED và LCD

Về nguyên lý hoạt động

Màn hình LED: Do mỗi điểm ảnh được cấu tạo từ 3 đi-ốt phát quang có màu RGB nên màu sắc của hình ảnh hiển thị sẽ được thay đổi bằng các điều chỉnh cường độ sáng của từng đi-ốt màu khác nhau.

Màn hình LCD: Ánh sáng trắng sau khi được tạo ra từ đèn nền sẽ đi qua lớp phân cực và đi đến lớp kính lọc màu tại từng vị trí điểm ảnh. Bằng cách bật tắt điện tử tại các điểm ảnh để thay đổi cường độ sáng của 3 màu cơ bản RGB từ đó tạo ra màu sắc của hình ảnh hiển thị.

Thiết kế (Độ dày)

Khác biệt dễ nhận thấy giữa màn hình LED và màn hình LCD đó là độ dày của màn hình. Do đặc điểm về cấu tạo của màn hình LED do đó màn hình LED thường mỏng hơn 70% so với màn hình LED.

Chất lượng màu sắc (Độ chuẩn màu)

Công nghệ màn hình LED trước đây chỉ sử dụng 1 LED màu trắng nên chất lượng màu sắc của màn hình LED và màn hình LCD không có khác biệt quá lớn. Tuy nhiên, với công nghệ màn hình LED 3 màu RGB thì màu sắc của hình ảnh hiển thị trên màn hình LED đã trở lên chân thực và sắc nét hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, với công nghệ màn hình IPS (nhánh chủ đạo của màn hình LCD) hiện nay, màn hình LCD đã sở hữu cho mình 1 dải sản phẩm có độ chuẩn màu cao nhất trong các loại màn hình. Cho đến những người dùng sử dụng màn hình để làm đồ hoạ cũng phải lựa chọn màn hình LCD vì độ chuẩn màu nó.

Màn hình hiển thị LCD
Màn hình hiển thị LCD

Độ phân giải (chất lượng hình ảnh hiển thị)

Về độ giải màn hình, do 2 loại màn hình sử dụng các công nghệ khác nhau do đó đơn vị đo chất lượng hình ảnh của 2 loại màn hình cũng khác nhau. Với màn hình LED là Pixel, còn với màn hình LCD là mật độ điểm ảnh.

Mặc dù khác nhau như vậy nhưng ta vẫn có thể so sánh 1 vài mức độ phân giải của 2 loại màn hình. Như màn hình LCD có độ phân giải FHD sẽ tương đương với màn hình LED P1.5. Dù vậy nhưng khi trình chiếu văn bản và  quan sát với khoảng cách gần, màn hình LED vẫn không thể so sánh được với màn hình LCD.

Độ tương phản

Nói đến độ tương phản thì lại là một điểm mạnh nữa của màn hình LED. Tại các điểm ảnh có màu đen, màn hình LED chỉ cần tắt các LED tại điểm ảnh đấy, không như màn hình LCD sử dụng đèn nền nên việc các điểm ảnh có màu đen hoàn toàn là không xảy ra.

Góc nhìn của công nghệ màn hình ghép LED và LCD

Ngày nay, do việc áp dụng các công nghệ hiện đại, góc nhìn của màn hình LED và màn hình LCD đều đã đạt đến 178 độ, do đó về góc nhìn 2 loại màn hình đều không có khác biệt quá lớn.

Màn hình ghép LCD cho góc nhìn rộng hơn
Màn hình ghép LCD cho góc nhìn rộng hơn

Sự chuyển động

Về chuyển động, hình ảnh hiển thị phụ thuộc nhiều vào thời gian phân phối điểm ảnh và tần số quét. Do đó hình ảnh hiển thị có mượt hay không không phụ thuộc nhiều vào loại màn hình LCD hay LED mà phụ thuộc chủ yếu vào tần số quét của màn hình. Hiện tại màn hình LCD sử dụng công nghệ IPS đã đạt đến 240Hz, điều mà màn hình LED chưa thể đạt đến.

Tuổi thọ của màn hình

Hiện nay, các loại màn hình đều có tuổi thọ khá cao, đạt đến 100.000 giờ. Tuy nhiên, đối với màn hình LED việc hoạt động liên tục trong thời gian dài thường rất dễ gây ra hiện tượng hở sáng và chết LED tại mốt số điểm ảnh từ đó ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và gây khó chịu cho người sử dụng.

Điều đặc biệt cần lưu ý nữa là về sửa chữa màn hình LED khi gặp sự cố khó khăn hơn rất nhiều so với màn hình LCD.

Tiêu thụ điện năng

Do nguyên lý tắt các bóng LED tại các điểm ảnh có màu đen do đó công nghệ màn hình ghép LED thường tiết kiệm điện năng hơn so với màn hình LCD. Theo tính toán của các nhà sản xuất thì màn hình LED sẽ tiết kiệm điện hơn 40% so với màn hình LCD.

Về giá thành của công nghệ màn hình ghép LED 

Hiện nay, trên thị trường màn hình LED có giá thành cao hơn so với màn hình LCD. Đối với các màn hình LED có độ pixel pitch càng thập giá thành lại càng cao. Như màn hình MicroLED (Màn hình The Wall) của Samsung hồi đầu mới ra có kích thước 110 inch giá gần 10 tỷ đồng.

Trên đây HCOM đã đưa ra những góc nhìn khách quan về hai dòng sản phẩm màn hình ghép LCD và màn hình ghép LED, với những ưu điểm khác nhau của các dòng sản phẩm màn hình LCD và màn hình LED. Với bài viết này HCOM muốn gửi tới Quý khách hàng để khách hàng nhìn nhận và đánh giá về hai dòng sản phẩm và có sự lựa chọn tốt nhất cho mình khi lựa chọn mua màn hình ghép.