CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HCOM KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HCOM CHUYÊN PHÂN PHỐI LẮP ĐẶT MÀN HÌNH LED, MÀN HÌNH GHÉP TRÊN TOÀN QUỐC Sau khi Samsung công bố sẽ phát hành màn hình TV sử dụng tấm nền QD-OLED và được hứa hẹn là vượt trội hơn so với các công nghệ LCD và OLED hiện có thì đã có các vấn đề đáng phải chú ý xuất hiện. Theo các chuyên gia của Đức, tấm nền QD-OLED mới của Samsung đều sử dụng cấu trúc điểm ảnh tam giác lạ lùng có thể khiến cho phần rìa hình ảnh vật thể hoặc viền văn bản bị hiển thị sai. Cụ thể, thay vì xếp 3 điểm ảnh R-G-B thẳng hàng nhau như RGB Stripe truyền thống thì Samsung đã xếp 3 điểm ảnh R-G-B theo hình tam giác (triangle). Ở đỉnh trên cùng là subpixel G, 2 góc dưới là subpixel R và B, như vậy hàng trên sẽ chỉ có 1 subpixel và hàng dưới có 2. Điều đó đã làm cho khoảng trống màu đen giữa các pixel thì rất lớn, đặc biệt là subpixel G. Theo chuyên gia của Đức, việc sắp xếp cấu trúc R-G-B theo hình tam giác nhày đã dẫn đến hiện tượng hiển thị sai ở rìa vật thể do vị trí tiếp giáp giữa 2 thành phần hiển thị khác nhau không còn chính xác. Đây là một ví dụ được thực hiện trên màn hình QD-OLED của Samsung, khi vật thể màu đen đè lên vật thể màu trắng, rìa sẽ có màu tím nhưng khi đè lên vật thể màu xanh rìa vật thể lại có màu xanh dương đậm hơn. Còn đối với vật thể màu trắng đè lên vật thể màu xanh dương thì rìa vật thể lại có màu xanh lá. Điều này đã sẽ gây ra các trải nghiệm không tốt nếu vật thể thiện thị là test hoặc các vật thể đứng im có màu sắc phức tạp. Đối với vấn đề này, bên phía đại diện Samsung đã trả lời “nó không sử dụng RGB Stripe truyền thống mà là 1 cấu trúc tối ưu độc quyền của chúng tôi nhằm cải thiện và nâng cao trải nghiệm người dùng về màu sắc và HDR. Chúng tôi đã chọn cấu trúc điểm ảnh mới [tam giác] này để tối ưu các đặc tính quang học của màn hình như độ sáng, gam màu và độ bền”. Samsung cũng cho biết “Không giống như cấu trúc điểm ảnh Pentile phải thỏa hiệp về độ chi tiết và độ chính xác màu sắc, QD-OLED có 3440 x 1440 pixel với mỗi pixel lại gồm 3 subpixel R-G-B. Vì vậy, màn hình QD-OLED không hy sinh về độ chi tiết và độ chính xác như Pentile”. Hơn nữa, hãng còn khẳng định kể cả với màn hình ghép LCD hay các dòng màn hình OLED sử dụng ma trận RGB Stripe thông thường, màn hình vẫn có thể bị lộ dấu vết màu sắc không hoàn hảo như thế này. Chỉ là do công nghệ QD-OLED của họ có tương phản và gam màu rộng quá vượt trội, nên hiện tượng này mới bị phát hiện dễ đến như vậy. Hãng cũng thừa nhận hiệu ứng sai có thể nhận ra khi quan sát màn hình ở khoảng cách gần, nhưng đó không phải là vấn đề to tát. Do điều kiện thực tế TV thường được xem ở khoảng cách xa và đối với màu sắc sống động cùng với hiệu suất HDR thì màn hình QD-OLED sẽ mang lại trải nghiệm cao cấp nhất.
HOTLINE: ⓿❾⓿❹❺❽❾❷❺❺ HỖ TRỢ 24/7
Màn hình QD-OLED của Samsung có thể bị hiển thị sai màu sắc
Bài viết cùng chủ đề:
-
Công ty CP Đầu tư HCOM tham Dự triển lãm An Ninh Quốc phòng 2024
-
Bảng giá màn hình ghép LG chính hãng
-
Cơ Hội Giao Lưu Giữa Các Doanh Nghiệp Tại Vietbuild 27/11/2024 – 01/12/2024
-
Tầm quan trọng của Tuyến Đường Sắt Vân Nam đối với Hải Phòng
-
Triển lãm Quốc tế Linh kiện điện tử và Sản xuất thông minh 2024
-
Màn hình LED ghép video wall – lựa chọn tối ưu cho không gian trình chiếu
-
Màn hình LED: Chất lượng hiển thị vượt trội
-
Biên bản ghi nhớ ký kết Thỏa thuận hợp tác HCOM-Tam Hưng