CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HCOM KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH HCOM CHUYÊN PHÂN PHỐI LẮP ĐẶT MÀN HÌNH LED, MÀN HÌNH GHÉP TRÊN TOÀN QUỐC Hôm nay HCOM sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối và sử dụng Controller Datapath. Trong hướng dẫn này sẽ bao gồm: Sơ đồ nguyên lý cơ bản của một hệ thống Video Wall Datapath Hướng dẫn kết nối bộ điều khiển Video Wall Datapath Hướng dẫn sử dụng Controller Datapath Video Wall Controller Datapath là bộ điều khiển video tập trung, lấy các nguồn vào là các tín hiệu hình ảnh – video từ các thiết bị nguồn như PC, camera, hội nghị truyền hình, media box… sau đó xuất hình ảnh ra các hệ thống hiển thị như màn hình ghép, màn hình TV, máy chiếu… với kịch bản và layout tùy biến theo nhu cầu của người sử dụng. Số lượng tín hiệu vào và ra mà Controller có thể xử lý là rất lớn, có thể tùy biến mở rộng một cách linh hoạt nhờ vào khả năng nâng cấp card xử lý hoặc lắp thêm thân phụ cho thiết bị. Các kịch bản hiển thị được tùy biến một cách dễ dàng nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu và ý tưởng trong việc sắp xếp hiển thị của các tín hiệu đầu vào trên hệ thống hiển thị của người sử dụng. – Việc điều khiển hiển thị được thực hiện trực tiếp trên Controller hoặc điều khiển từ xa qua mạng LAN trên các máy trạm được cài đặt phần mềm Client giúp người dùng điều khiển hiển thị một cách tiện lợi Thiết bị Controller được cấp nguồn bởi hệ thống nguồn dự phòng (RPSU) bao gồm 2 cáp nguồn điện vào hoặc nguồn điện ATX với 1 cáp nguồn điện vào. Kết nối cáp nguồn cho Controller sau đó cắm vào nguồn điện lưới Bật các bộ cấp nguồn Bật nút nguồn ở mặt trước của thiết bị để khởi động thiết bị Kết nối thiết bị của bạn với mạng LAN thông qua cổng RJ45 trên thiết bị với hệ thống mạng mà bạn đang sử dụng để có thể điều khiển hiển thị từ xa thông qua phần mềm client được cài đặt trên các máy trạm một cách dễ dàng và thuận tiện Một màn hình điều khiển được kết nối giúp bạn có thể thiết lập được hệ thống, bao gồm cả quá trình thiết lập windowns 10 và các thao tác điều khiển phần mềm trên Controller. Màn hình điều khiển được kết nối vào cổng VGA hoặc DVI trên bo mạch chủ của thiết bị. Các tín hiệu input là các tín hiệu hình ảnh được lấy từ các máy trạm, camera, hội nghị truyền hình, media box… được kết nối vào Controller qua các cổng trên card input của thiết bị. Cổng kết nối tín hiệu input trên thiết bị được hãng thiết kế chuyên biệt và được chuyển đổi qua cáp được cung cấp sẵn cùng thiết bị để bạn có thể dễ dàng đưa tín hiệu input vào thiết bị qua chuẩn cáp HDMI Với mỗi card nhận bạn sẽ có tối đa 4 cổng cho tín hiệu đầu vào, số lượng card nhận sẽ tùy thuộc vào thiết bị bạn đang sử dụng và có thể nâng cấp thêm theo nhu cầu sử dụng. Tín hiệu hình ảnh ra (output) từ Controller sẽ được xuất ra hệ thống màn hình, màn hình ghép, máy chiếu… qua cổng Displayport Số lượng cổng output có thể nâng cấp tùy biến để phù hợp với nhu cầu sử dụng Để khai báo hệ thống màn hiển thị bạn truy cập vao: Display Driver Configuration Tool (DDCT). Chọn hệ thống mà bạn đang dùng để hiện thị: Displays With Bezels – Monitors, TVs and DLP Cubes. Overlapable Displays – Projectors LED Displays Tiếp tục bạn sẽ được giao diện cấu hình màn hiển thị như sau: Mục What Types of Displays do you Have và What modes are the displays using: giúp bạn chọn chính xác loại màn hình bạn đang sử dụng và thông số kỹ thuật của chúng Mục Add Displays giúp bạn thêm hệ thống màn hình được thiết bị quản lý thành nhóm hiển thị Sau khi khai báo xong bạn nhấn ADD để chấp nhận ở bước này bạn có thể chọn tạo một nhóm hiển thị độc lập khác từ cùng hệ thống, điều này là cần thiết nếu thiết bị của bạn được sử dụng để điều khiển nhiều hệ thống video wall riêng biệt. Nếu không bạn ấn finish để kết thúc Sau khi đã cấu hình và khai báo đầy đủ hệ thống hiển thị mà bạn đang sử dụng, bạn sữ được giao diện tổng quát như sau: Bạn cần chọn đúng cổng tín hiệu đầu ra tương ứng với mỗi màn hình hiển thị mà bạn sử dụng bằng cách click chuột phải và khu vực màn hình đó và chọn đầu ra tương ứng Khi tất cả các đầu ra đã được lựa chọn đúng, bạn sẽ được nhắc lưu các thay đổi và khởi động lại hệ thống. Bạn có thể truy cập lại công cụ cấu hình bất cứ lúc nào bạn muốn thực hiện thay đổi bằng cách nhấn chuột phải vào màn hình desktop và chọn : Display Driver Configuration Tool Ta mở ứng dụng WalControl 10Client sẽ được giao diện như sau: (1) Tên Display Wall được quản lý bởi thiết bị Máy trạm chạy WallControl 10Client cùng hệ thống mạng LAN với máy Controller thì các tên Display Wall sẽ tự động được hiển thị Click đúp vào tên của Display Wall ta được giao diện điều khiển chính của phần mềm: Tab SOURCES: tab tín hiệu nguồn vào được kết nối với máy chủ Controller gồm các sources: Vison: các nguồn tín hiệu vào được kết nối qua card input của Controller Videos: các video được lưu trên Controller Images: các ảnh được lưu trên Controller Office Documents: các file tài liệu word được lưu trên Controller Documents: các file DPF được lưu trên Controller SQX: kết nối với nguồn live stream của camera Internet: kết nối với các địa chỉ web Tab TEMPLATES: nơi tạo ra các layout cho hệ thống màn hình hiện thị Tab LAYOUTS: nơi lưu và gọi lại các kịch bản hiển thị đã được lưu lại Để tạo 1 template hiển thị ta làm theo các bước sau: (1) chọn tab TEMPLATES (2) click vào biểu tượng dấu (+) (3) đặt tên cho template (4) và (5) ta sẽ chọn hàng và cột để chia khu vực hiển thị của màn hình ( thường ta sẽ chia theo kích thước của hệ thống màn hình ghép vd: ta có hệ thống màn ghép với kích thước 3×3 tấm thì ta sẽ set colums là 3 và Rows là 3) (6) ta nhấp trái chuột và kéo để được một vùng hiển thị mong muốn trên hệ thống màn hình (7) chọn Save and Close để lưu lại. Gọi các template đã tạo: Để gọi các template đã tạo ta chỉ việc kéo thả template đó và khu vực màn hình hiển thị Khi đã có template như mong muốn ta sẽ kéo thả các nguồn tín hiệu input vào từng vị trí thích hợp theo đúng kịch bản mà ta cần: Trong trường hợp độ phân giải của nguồn input không cùng tỉ lệ với khu vực hiển thị dẫn tới việc hiển thị không full màn khi đó để hiển thị full màn ta làm như sau: bỏ dấu tích tại mục Aspect Ratio trong tab Instance Sau khi đã tạo được kịch bản mong muốn, ta có thể lưu kịch bản đó và gọi lại khi cần. Để lưu kịch bản tại tab: Layouts ta chọn biểu tượng như hình sau đó nhập tên cho kịch bản và chọn SAVE để lưu lại Để gọi lại kịch bản đã lưu: tại tab LAYOUTS ta click chuột vào kịch bản cần sử dụng Ta sẽ được kết quả hiển thị đúng như kịch bản trước đó đã lưu mà không cần kéo thả layout hay chọn các nguồn vào nữa: Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về “hướng dẫn sử dụng Controller Datapath”, hãy liên hệ với chúng tôi: Công ty cổ phần đầu tư HCOM Trụ sở chính: Số 3, ngách 70/2, Ngọc Khánh, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội VPHN: Tầng 3 Tòa nhà 35, Ngõ 45, Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội Số điện thoại: 0906 213 066 / 0906 219 788 Hotline: 024 3748 1381 – Website: https://hcom.vn Email: hieu.phamchi@hcom.vn
HOTLINE: ⓿❾⓿❹❺❽❾❷❺❺ HỖ TRỢ 24/7 I . Sơ đồ nguyên lý hệ thống
II. Hướng dẫn kết nối vật lý của Controller Datapath
1. Kết nối nguồn điện và khởi động thiết bị.
2. Kết nối thiết bị với mạng LAN
3. Kết nối thiêt bị với màn hình điều khiển
4. Kết nối nguồn tín hiệu vào (input) cho thiết bị
5. Kết nối tín hiệu xuất ra hệ thống màn hình hiển thị (output)
III. Hướng dẫn cài đặt hệ thống màn hiển thị và sử dụng phần mềm điều khiển WallControl
1. Cấu hình khai báo hệ thống màn hiển thị
2. Sử dụng WallControl 10Client
2.1. Giao diện của phần mềm WallControl 10Client
2.2. Hướng dẫn tạo Template
2.3. Hướng dẫn tạo kịch bản hiển thị
Hướng dẫn sử dụng Controller Datapath
Bài viết cùng chủ đề:
-
Công ty CP Đầu tư HCOM tham Dự triển lãm An Ninh Quốc phòng 2024
-
Bảng giá màn hình ghép LG chính hãng
-
Cơ Hội Giao Lưu Giữa Các Doanh Nghiệp Tại Vietbuild 27/11/2024 – 01/12/2024
-
Tầm quan trọng của Tuyến Đường Sắt Vân Nam đối với Hải Phòng
-
Triển lãm Quốc tế Linh kiện điện tử và Sản xuất thông minh 2024
-
Màn hình LED ghép video wall – lựa chọn tối ưu cho không gian trình chiếu
-
Màn hình LED: Chất lượng hiển thị vượt trội
-
Biên bản ghi nhớ ký kết Thỏa thuận hợp tác HCOM-Tam Hưng